Chiến lược cạnh tranh của các công ty bảo hiểm nước ngoài tại thị trường Việt Nam

Cùng với việc trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam phải thực hiện các cam kết mở cửa thị trường đối với dịch vụ bảo hiểm cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài được hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại thị trường Việt Nam thông qua nhiều hình thức.Tính từ thời điểm đó cho đến nay đã có các công ty bảo hiểm thành lập chi nhánh của công ty mình tại Việt Nam.
Kết quả hình ảnh cho insurance company
Sự đổ bộ của cac cong ty bao hiem “ngoại”

Hiện tại theo số liệu thống kê thì thị trường bảo hiểm Việt Nam có 61 doanh nghiệp. Trong đó, có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam. Các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tiêu biểu hiện nay như Manulife; AIA; Liberty; Generali… Và số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như vậy, liệu có hướng đi nào cho các doanh nghiệp nước ngoài mới gia nhập vào thị trường Việt Nam ?. Với một thị trường tiềm năng nhưng cũng đầy rủi ro như dịch vụ bảo hiểm thì hướng đi đúng đắn nhất vẫn là phát triển từng bước, chậm rãi nhưng chắc chắn. Việc đầu tiên các doanh nghiệp nước ngoài cần làm khi kinh doanh ở Việt Nam là phải xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu, mang tính chiến lược. Sau đó tiến hành mở rộng các kênh phân phối mà nòng cốt vẫn là tập trung vào các thành phố lớn, các khu vực kinh tế trọng điểm như Hà Nội; Hồ Chí Minh…bên cạnh việc mở rộng chi nhánh ra những khu vực khác trên toàn quốc.
Đặc biệt để nâng cao lợi thế cạnh tranh, cũng như giảm thiểu đối thủ cạnh tranh thì các doanh nghiệp nước ngoài cũng cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác đối với các doanh nghiệp trong nước đã có mạng lưới phân phối cũng như chiếm giữ một thị phần nhất định trên thị trường. Đây cũng chính là xu thế chung hiện nay. Một số liên doanh giữa doanh nghiệp nước ngoài với các công ty bảo hiểm trong nước như liên doanh giữa Bảo Việt và Tokyo Marine and Fire Insurance; liên doanh giữa Bảo Minh với Mitsui Insurance Company, Sompo Japan Insurance Inc…
Các chiến lược thâm nhập thị trường

Ngoài ra, những  cong ty bao hiem nước ngoài với hậu thuẫn tài chính mạnh từ công ty mẹ khi đầu tư vào thị trường Việt Nam, để chiếm lĩnh thị trường, bên cạnh các chiến lược marketing, quảng cáo, tiếp thị thì các doanh nghiệp nước ngoài còn chấp nhận đưa ra nhiều sản phẩm với giá thấp; thực hiện nhiều chiến lược ưu đãi, hạ giá thành sản phẩm, chấp nhận chịu lỗ trong thời gian dài. Chiến lược của các công ty nước ngoài mạnh về tiềm lực tài chính này tạo ra sự cạnh tranh không cân sức nhưng được phép với các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại, đặc biệt là đối với doanh nghiệp bảo hiểm trong nước có nguồn vốn còn khiêm tốn.
Kết


Như vậy, để có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường năng động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thì các doanh nghiệp nước ngoài cần phải hoạch định được cho mình chiến lược kinh doanh rõ ràng, tập trung vào việc xác định chiến lược thâm nhập thị trường, đối tượng khách hàng hướng tới; chiến lược phát triển thị trường – mở rộng các kênh phân phối; chiến lược nâng cao hiệu quả nhân sự, marketing, hệ thống thông tin…

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thực trạng và giải pháp cho thị trường bảo hiểm Việt Nam 2017

Bảng xếp hạng các dòng xe hơi có mức phí bảo hiểm cao nhất tại Mỹ

Làm thế nào để xử lí khi ô tô bị ngập nước ?