Cách tính phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm hay còn gọi là giá của dịch vụ bảo hiểm, là số tiền mà khách hàng tham gia bảo hiểm phải trả cho công ty bảo hiểm để đổi lấy sự bảo đảm trước các rủi ro sẽ chuyển sang cho công ty bảo hiểm. Thuật ngữ phí bảo hiểm thường được dùng trong các công ty bảo hiểm, trong khi đó các tổ chức hay hội tương hỗ lại sử dụng thuật ngữ "mức đóng góp".
Thông thường cơ cấu phí bảo hiểm thường bao gồm 2 phần:
Phí thuần: là khoản phí phải thu cho phép công ty bảo hiểm đảm bảo chi trả cho các khoản tổn thất được bảo hiểm khi nó xảy ra. Khoản phí này thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng phí toàn bộ và được tính dựa trên các căn cứ sau:
- Xác suất xảy ra rủi ro: khả năng xảy ra tổn thất phải bồi thường;
Cường độ tổn thất: tính khốc liệt, mức độ trầm trọng của tổn thất;
Số tiền bảo hiểm;
Thời hạn bảo hiểm;
Lãi suất đầu tư: thông thườn đây là yếu tố chi phối rất nhiều đến phí thuần trong bảo hiểm nhân thọ.
Phụ phí: là khoản phí cần thiết để công ty bảo hiểm đảm bảo cho các khoản chi trong hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm:
Chi hoa hồng;
Chi quản lý hành chính;
Chi đề phòng hạn chế tổn thất;
Chi thuế nhà nước.
Phí bảo hiểm thường được tính theo công thức:
P = f + d
Trong đó: P: phí bảo hiểm toàn bộ
f: phí thuần
d: phụ phí
Trên thực tế, mức phí bảo hiểm toàn bộ thường được tính theo căn cứ vào số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí theo công thức:
Phí bảo hiểm = tỷ lệ phí x số tiền bảo hiểm
Trong đó, tỷ lệ phí tỷ lệ phí bảo hiểm thường được xác định theo một tỷ lệ ( tỷ lệ phần trăm hoặc tỷ lệ phần ngàn). Trong trường hợp phí bảo hiểm là một khoản tiền lớn thì người tham gia bảo hiểm có thể thỏa thuận với công ty bảo hiểm để đóng làm nhiều lần. Công ty bảo hiểm có thể thu định kì 3 tháng hoặc 6 tháng tùy theo thỏa thuận. Phí bảo hiểm có thể thay đổi tăng hoặc giảm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm nếu có sự thay đổi tăng hoặc giảm mức độ rủi ro được bảo hiểm.
Nhận xét
Đăng nhận xét